Sâm Ngọc Linh
Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, trị sốt rét, đau bụng. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
Để có thể tận dụng được tối đa hiệu quả của Sâm Ngọc Linh, phổ biến có 5 cách dùng theo khuyến nghị của các chuyên gia. Cụ thể như sau:
1/ Ăn trực tiếp sâm Ngọc Linh tươi:
- Cách tiến hành: Củ sâm Ngọc Linh sau khi được bảo quản để chuyển đến tay khách hàng. Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, sau đó cắt lát mỏng vừa đủ với nhu cầu ăn của gia đình. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy 1 lát nhỏ vừa đủ, cho vào miệng, rồi ngậm từ từ, sau đó nhai và nuốt hoàn toàn.
2/ Sâm Ngọc Linh kết hợp với mật ong:
- Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Tiếp theo bạn cho từng lát vào lọ thuỷ tinh cho tới hết, rồi đổ mật ong vào (tốt nhất nên dùng mật ong nguyên chất). Đậy kín nắp trong khoảng 15 đến 20 ngày là có thể lấy ra dùng. Khi dùng, mỗi lần bạn dùng 1 lát sâm Ngọc Linh ngâm mật ong để ngậm, sử dụng 1 đến 2 lần tùy tình trạng sức khỏe, thời điểm sử dụng tốt nhất trước bữa ăn đầu tiên trong ngày.
3/ Rượu Sâm Ngọc Linh:
- Thông thường chúng ta hay ngâm rượu thuốc các loại dược liệu với mục đích bồi bổ sức khoẻ. Ở đây, với dược liệu Sâm Ngọc Linh cũng không phải là ngoại lệ.
- Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh. Sau đó cho cả củ sâm vào lọ thuỷ tinh đã chứa đầy rượu ( 40 đến 45 độ ). Đậy kín và để tầm từ 2 tháng trở lên rồi dùng mới cho hiệu quả tốt. Tỷ lệ được khuyến nghị để ngâm là 100g Sâm Ngọc Linh ngâm với 2 đến 3 lít rượu, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 1 đến 2 ly rượu sâm Ngọc Linh (tức từ khoảng 50 đến 100ml).
5/ Nấu cháo Sâm Ngọc Linh:
- Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô. Lấy khoảng 3g sâm cắt thành từng lát mỏng. Sau đó ta đem sắc với nước, rồi cho thêm gạo và nước vào vừa đủ để nấu thành cháo.
- Đối tượng nên dùng: Người cao tuổi ốm yếu, răng rụng nhiều, khó ăn uống, đặc biệt là các đối tượng có tổn thương trên đường tiêu hoá gây khó ăn uống như người mắc các bệnh mãn tính trên đường tiêu hoá, hoặc người mới ốm dậy đang trong giai đoạn cần phục hồi sức khoẻ.
Gỗ huyết long
Gỗ huyết long là loại gỗ có màu đỏ tươi độc đáo, chính vì điểm này mà người ta thường gọi nó là gỗ máu rồng. Màu sắc nổi bật của gỗ huyết long là do chứa một chất có tên "sự tồn tại", khi gỗ bị cắt hoặc bị mài, chất này sẽ chảy ra và tạo ra hiện tượng giống như máu đặc biệt. Đây là đặc điểm duy nhất không có trong bất kỳ loại gỗ nào khác.Nụ hoa tam thất
Tam thất được biết đến như một loại thảo dược được sử dụng trong đông y, có công dụng bảo vệ sức khỏe cũng như chữa bệnh. Hoa tam thất (hay còn gọi là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm…) là một bộ phận nằm trên cây tam thất.Theo đông y, nụ hoa tam thất có tính hàn, vị ngọt thanh và chứa hoạt chất rb1 rb2 nên có tính chất khá tương đồng với nhân sâm.Nấm lim xanh
Nấm lim xanh là một loại nấm sinh trưởng và phát triển từ cây lim xanh và xuất hiện nhiều ở rừng nguyên sinh có lim tự nhiên. Nấm lim xanh có nguồn gốc từ vùng Tiên Phước, Quảng Nam và dần dần xuất hiện ở rất nhiều khu rừng có lim xanh trải dài từ nam ra bắc. Tuy nhiên, hiện nay cây lim xanh tự nhiên ngày càng hiếm nên nấm lim xanh cũng trở nên hiếm và đắt đỏ hơn rất nhiều.Rừng Trồng Cao Su
Đây là giống cây sinh dưỡng được tuyển chọn, là sản phẩm lai tự nhiên giữa hai dòng có năng suất cao là keo lá tràm (Acacia Auriculiformis) và keo tai tượng (Acacia Mangium).Rừng Trồng Keo Lai
Tên khoa học của cây keo lai là Acacia Auriculiformis Mangium, nguồn gốc từ Australia. Chúng còn có tên gọi khác là tràm lai. Keo lai là giống thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae) và họ phụ là họ Trinh Nữ (Mimosoideae).Rừng trồng bạch đàn
Chiều cao cây giống: 15 – 60cm Chủng loại: cây bạch đàn trắng và bạch đàn đỏ U6 Tên gọi khác: cây khuynh điệp. Đặc điểm nổi bật: Cây bạch đàn là loại cây gỗ đại mộc, thuộc họ Myrtaceae (họ Đào kim nương), có tên khoa học là Eucalyptus. Cây bạch đàn là loại cây bóng mát lấy gỗ quen thuộc