Rừng trồng bạch đàn
Cây bạch đàn và nguồn gốc xuất xứ
Để khám phá loại cây nhiều công dụng hữu ích này, chúng ta hãy bắt đầu từ nguồn gốc và xuất xứ của cây như sau:
Nguồn gốc cây bạch đàn
Tên khoa học của bạch đàn là Eucalyptus, là chi thực vật có hoa, thuộc họ Đào kim nương. Ngày nay, bạch đàn được trồng nhiều tập trung thành rừng ở nước ta với nhiều công dụng trong cuộc sống.
Bạch đàn (hay còn được biết đến là cây khuynh diệp) lần đầu xuất hiện ở nước ta những năm 1950 ở các tỉnh miền Nam, thuộc loài đại mộc. Trước năm 1975, cây được đặt tên là cây bạc hà vì lá mùi bạc hà của lá.
Cây bạch đàn có hơn 700 loài, được dẫn giống đem về trồng bằng hạt. Một số loài bạch đàn thích hợp với đất đai và khí hậu của Việt Nam được trồng rộng rãi đến ngày nay.
Xuất xứ của loài cây bạch đàn
Hơn 700 loài bạch đàn hầu hết có bản địa tại Australia thuộc châu Đại Dương. Ngoài ra, một số nhỏ loài được tìm thấy ở New Guinea, Indonesia, Đài Loan và một số ở vùng viễn bắc Philippines.
Loài cây này được trồng chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ,…
Đặc điểm của cây bạch đàn
Tuy rằng bạch đàn có hơn 700 loại khác nhau, ví dụ như: cây bạch đàn trắng, cây bạch đàn đỏ, bạch đàn liễu,… Nhưng đa phần các cây thuộc loài này thường có các đặc điểm chung sau đây để bạn có thể dễ dàng nhận diện:
- Thân: Bạch đàn là cây lấy gỗ nên có thân trung bình – lớn, trong vòng 5 -10 năm có thể đạt chiều cao đến 30m. Bao bọc bên ngoài lõi gỗ vàng sẫm là lớp vỏ màu nâu xám, thường bong tróc thành từng mảnh
- Lá: Bạn có thể dễ dàng nhận diện lá bạch đàn qua hình dáng thon dài và cong như lưỡi liềm. Cuống lá ngắn, phiến lá có thể dài đến 18cm và rộng đến 5cm. Hai mặt lá màu xanh đậm hay xanh đốm trắng
- Hoa: Hoa bạch đàn có màu trắng và thường mọc ở nách lá với cuống ngắn.
- Quả: Quả bạch đàn nhỏ, có hình chén. Bên trong quả gồm 2 loại hạt: Hạt đen có chức năng sinh sản, hạt nâu không có chức năng sinh sản.